Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và môi trường Sài Gòn (SEDC) Chuyên Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Hệ Thống Xử Lý Nước Cấp. Công Ty Có Đội Ngũ Kỹ Thuật Chuyên Sâu Về Môi Trường, Thiết Kế Các Hệ Thống Hiện Đại, Giảm Chi Phí Đầu Tư , Áp Dụng Công Nghệ Xử Lý Nước Cấp Hiện Đại, Hoàn Thành Theo Đúng Thời Gian Đề Ra.
Nước ngầm là nguồn nước đươc khai thác từ các tầng địa chất, độ sâu hay nông của dòng nước ngầm khai thác phụ thuộc vào cấu tạo đại chất của khu vực khai thác. Bên cạnh đó, chất lượng của nước ngầm sau khi khai thác phụ thuộc vào các thành phần chất khoáng và cấu trúc của các tầng đất đá mà dòng nước thấm qua.
Nước ngần khai thác ở các vùng có tầng địa chất là đá vôi thì độ cứng cà kiềm cao. Nước ngầm khi khai thác ở các vùng địa chất có Granit và cát thì thường có tính acid và rất ít chất khoáng. Chính vì tính chất riêng của nước ngầm được khai thác từ các vùng địa chất khác nhau mà dựa vào đó ta cần phải thiết kế, xây dựng một hệ thống xử lý nước cấp phù hợp cho từng loại nước.
Đặc tính chung của nước ngầm là không có oxy, nhưng lại có chứa nhiều loại khí khác như H2S, CO2,… độ đục của nước thấp do được lọc lắng qua các tầng địa chất, nhưng chưa nhiều loại khoáng chất hòa tan, chủ yếu là ma-gie, mangan, canxi, sắt và không có các loại vi sinh vật.
Theo các khảo sát nghiên cứu, nguồn nước ngầm ở những vùng chủ yếu bị nhiễm sắt và mangan với hàm lượng cao, pH của nước thấp (pH = 4) thì nước khi bơm lên rất trong nhưng hàm lượng sắt trong nước bị oxy hoá khiến nước sẽ chuyển sang màu vàng nếu để một thời gian.
Hệ thống xu ly nước cấp ở trên là bơm nước cần xử lý vào thiết bị làm thoáng nhằm khử hydrosunfua(H2S), các khí độc hòa tan trong nước, khử cacbondioxit(CO2), nâng pH và hoà tan oxy.
Ở thiết bị làm thoáng không khí sẽ được thổi vào bằng quạt cấp khí, bên trong thiết bị này có bố trí lớp vật liệu đệm với bề mặt tiếp xúc cao nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy vào trong nước. Nước trước khi vào thiết bị làm thoáng sẽ được bổ sung thêm NaOH để tạo điều kiện tối ưu cho phản ứng thuỷ phân xảy ra hiệu quả.
Sau đó nước thải đi vào bể lắng. Tại đây dưới tác dụng của oxy hòa tan và pH phù hợp phản ứng thuỷ phân và kết tủa xảy ra theo sơ đồ sau:
Fe2+ + O2 → Fe3+
Fe3+ + H2O → Fe(OH)3¯
Kết tủa hình thành và lắng xuống đáy bể. Trong quá trình đi xuống các hạt kết tủa bé sẽ kết dính lại với nhau hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Phần nước trong thu được bên trên bể lắng chứa các cặn bé không lắng được, đi vào máng thu nước và chảy sang ngăn chứa trung gian.
Tại bể trung gian hóa chất khử trùng là Canxiclorit hoặc clorin ở dạng dung dịch sẽ được cấp vào bằng bơm định lượng. Các vi sinh vật trong nước dưới tác dụng bất hoại của chất khử trùng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo cho nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. Từ bể trung gian nước sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ phần kết tủa còn lại và các chất lơ lửng nhằm tạo cho nước có độ trong cần thiết. Nước sau xử lý sẽ chảy về bể chứa nước sạch. Từ đây hệ thống cấp nước kiểu điều áp sẽ vận chuyển nước đến nơi sử dụng.
Định kỳ thiết bị lọc áp lực sẽ được vệ sinh rửa lọc để tách bỏ các kết tủa, cặn lơ lửng bám trên bể mặt lớp vật liệu. Nước rửa bể lọc và bùn thải sẽ được đưa ra sân phơi bùn để tách nước. Cặn rắn sẽ được giữ lại trên lớp vật liệu và cào bỏ định kì. Phần nước tách ra sẽ chảy vào cống thải.
Bùn thải khi rửa lọc sẽ được xả ra sân phơi bùn để xử lý. Lượng nước sau khi tách bùn sẽ đưa ra cống nước thải. Còn phần bùn sẽ được đem đi xử lý cùng chất thải rắn của sinh hoạt của khu vực.